Nhưng đến vòng 3, gặp Sài Gòn FC trên sân khách, SLNA lại để thủng lưới khi đội hình vẫn đủ người. Và điều đáng nói là ở 4 bàn thua trong 3 trận vừa qua, thủ môn Văn Hoàng đều bị đánh bại từ những sai lầm chí tử của hàng thủ.
Nếu như bàn thua trong trận gặp Bình Định có lỗi nặng của hậu vệ biên Đình Đồng khi không kịp dâng lên bẫy việt vị thì 2 bàn thua trong trận gặp HAGL có lỗi của trung vệ ngoại Jelic khi mải bám theo Công Phượng ở sát biên rồi để lộ khoảng trống giúp đối phương xẻ nách, băng xuống phối hợp ghi bàn.
![]() |
Phan Văn Đức và SLNA khởi đầu không tốt ở mùa giải 2021. Ảnh: Mai Anh |
Bàn thua thứ 2 trong trận gặp HAGL và bàn thua trong trận gặp Sài Gòn FC đều do lỗi trực tiếp của Thế Nhật khi không thể đeo bám nổi các cầu thủ ngoại của đối phương nhưng thử hỏi trung vệ ngoại Jelic lúc đó ở đâu? Sao tình thế lúc đó không phải là “ngoại kèm ngoại” mà lại là “nội kèm ngoại” không cân sức, cân tài.
Xem lại các bàn thua của SLNA từ mấy mùa bóng gần đây, lỗi này lặp đi, lặp lại và không khó để kết luận rằng, các trung vệ ngoại như Gustavo mùa trước và Jelic hiện nay là những mắt xích lỗi trong hệ thống phòng ngự cả khu vực lẫn một kèm một, không có mặt ở các điểm nóng cần kíp nên thực sự rất đáng lo ngại khi đối đầu với các tiền đạo sắc bén của đối thủ.
Có thể lỗi dù ít hay nhiều của Thế Nhật dần được khắc phục nếu trung vệ này được thi đấu thường xuyên hơn hoặc khi Văn Khánh, Bá Sang trở lại với tâm thế tự tin. Nhưng với những trung vệ ngoại như Gustavo hay Jelic thì việc họ chơi trận hay, trận dở là điều được dự báo trước và hoàn toàn không thể đặt cược vào chốt chặn lỏng lẻo, chậm chạp kiểu này.
Điều đáng nói nữa là tâm lý ngại thay đổi của BHL đang khiến cho đội bóng tưởng chủ động mà thực ra liên tiếp bị động trước đối thủ. Ví dụ, trận gặp Sài Gòn FC, đội nhà đá với 3 trung vệ và bố trí 5 người ở tuyến giữa hòng bóp nghẹt đối thủ từ đầu, nhưng SLNA vẫn như xưa nay sử dụng đội hình 4-4-2 và để 2 ngoại binh “chạy xe không” mà chẳng thể ép đối thủ xuống sâu nhất có thể.
Toan tính là chơi phòng ngự - phản công nhưng khi cướp được bóng để phản công hay dâng lên ép sân thì chính SLNA lại dính đòn “hồi mã thương” của đối thủ.
Tình huống buộc phải phạm lỗi của Văn Khánh hay Bá Sang là ví dụ không thể rõ ràng hơn và là bài học đắt giá cho đội bóng có tuổi đời bình quân không non (24,9 tuổi) mà lại tỏ ra non kém trong những tình huống không hề xa lạ gì trong các giáo án bóng đá xưa nay.
Cũng chưa thấy BHL ứng phó linh hoạt khi đối thủ cố gắng xoay chuyển cục diện như tăng cường ngoại binh ở hàng tấn công trong bối cảnh đối thủ xuống sức hay khi Phan Văn Đức bị “khóa” chặt.
Dễ thấy, khi Văn Đức không thể tạo ra đột biến từ cánh thì SLNA chỉ có những pha tạt bóng cầu may cho tiền đạo ngoại. Phòng ngự không kín kẽ mà tấn công thì đơn điệu, bế tắc, nên việc chỉ có 1 điểm sau 3 vòng đấu đầu tiên cho thấy đội bóng còn rất nhiều việc phải làm, nếu không muốn lặp lại con đường chống xuống hạng nhiêu khê mùa trước.
Châu Phú
Pha ghi bàn duy nhất của Đỗ Merlo mang về 3 điểm cho Sài Gòn trước SLNA trong trận đấu ở vòng 3 LS V-League 1, tối 30/1.
" alt=""/>SLNA: Chống xuống hạng ngay từ những vòng đầuNói về hành động của mình trong quá khứ, Từ Mạnh Nam cho biết: “Tôi lớn lên trong một gia đình lao động ở tỉnh An Huy. Gia đình tôi rất khó khăn, vì vậy, 4 anh em tôi đều hiểu cách duy nhất để thoát nghèo chính là học tập chăm chỉ”.
“Từ nhỏ, tôi đã sống khá nội tâm. Cho đến năm đầu cấp 3, học lực của tôi vẫn khá tốt; xếp hạng trên lớp cũng không quá tệ. Tuy nhiên, sau khi vô tình đọc được những cuốn sách về cải cách hệ thống giáo dục, tôi đã có những bất mãn với chương trình đào tạo hiện tại và bắt đầu trở nên nổi loạn”.
Từ Mạnh Nam từng bỏ giấy trắng để phản đối mục đích của kỳ thi đại học.
Thậm chí, để thực hiện ước mơ “thay đổi hệ thống thi cử”, Mạnh Nam còn viết thư cho cơ quan quản lý giáo dục địa phương, các phương tiện truyền thông và cả người nổi tiếng, nhưng không lần nào anh nhận được hồi âm. Điều này khiến Mạnh Nam thất vọng. Anh chỉ biết chia sẻ cảm xúc của mình lên các trang mạng xã hội.
Dần dần, Mạnh Nam chán học, thường xuyên trốn đi chơi điện tử. Kết quả học tập trên lớp của anh cũng vì thế mà tụt nhanh chóng.
“Thời điểm đó, cả gia đình và giáo viên của tôi đều rất tức giận. Bây giờ, khi nghĩ lại tôi mới hiểu vì sao họ lại có phản ứng như vậy”.
Nhưng Mạnh Nam cho biết, khi ấy anh vẫn luôn muốn sử dụng sức mạnh của mình để thay đổi hệ thống thi cử.
“Lúc đó tôi nghĩ rằng, nếu tôi viết những suy nghĩ của mình trên giấy thi, nó có thể thu hút sự chú ý của mọi người. Khi ấy, tuyên ngôn của tôi mới có thể được nhiều người biết tới”.
Theo Mạnh Nam, nội dung chính trong “tuyên ngôn giáo dục” của anh lúc bấy giờ là thay đổi nền giáo dục theo hướng để mọi người được học theo sở thích, tăng cường kiểm tra kiến thức trong cuộc sống hàng ngày.
Sau đó anh lựa chọn làm công nhân tại các xưởng máy.
Sau khi trượt đại học, Mạnh Nam đi làm công nhân tại các xưởng máy.
“Công việc tại các dây chuyền lắp ráp tương đối đơn giản nhưng lại rất vất vả. Tôi được yêu cầu phải dậy từ 7 giờ sáng hàng ngày, đồng thời cũng thường xuyên tăng ca.
Các thao tác chỉ lặp đi lặp lại mỗi ngày. Xưởng máy cũng yêu cầu bằng cấp cao hơn để làm ở những vị trí tốt. Tuy nhiên, tôi chỉ có bằng tốt nghiệp cấp 3, chính vì thế, tôi không thể tiến xa hơn”, Mạnh Nam chia sẻ.
Anh cho biết bản thân cũng đã thử nhảy việc nhiều lần, nhưng lần nào, công việc mới cũng đòi hỏi đến bằng cấp.
“Tôi phải bỏ qua những nơi yêu cầu bằng đại học mặc dù đãi ngộ tại đây khá tốt. Trong khi bạn bè có bằng đại học kiếm được những công việc có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn thì tôi phải làm việc suốt cả một ngày. Đỉnh điểm, có giai đoạn tôi không có một ngày nghỉ nào trọn vẹn trong vài tháng liền. Chỉ nghĩ đến điều đó cũng đã khiến tôi phải ghen tị với họ”.
Nếm trải những vất vả trong cuộc sống đã khiến Mạnh Nam dần trưởng thành hơn. Anh cố gắng học ngay cả khi đang làm việc. Nhiều lúc, anh còn tranh thủ đeo tai nghe để học thêm. Không những vậy, anh còn đến các trường cấp 3 để thuyết trình về vấn đề này.
Mạnh Nam khuyên học sinh đừng vì chút bốc đồng nhất thời mà đánh mất tương lai phía trước. Ước mơ hiện tại của Mạnh Nam là thi đỗ vào một trường cao đẳng, sau đó học liên thông để lấy tấm bằng đại học chuyên ngành Báo chí.
Thời Vũ(Theo Sohu)
“Cờ vua dạy cho tôi hiểu được tầm quan trọng của quy tắc và phải tuân theo một khuôn khổ nhất định”. Đó là cách mà Nikhil Kamath đã áp dụng trong cuộc sống, giúp anh trở thành tỷ phú trẻ tuổi nhất Ấn Độ.
" alt=""/>9X từng bỏ giấy trắng phản đối việc thi đại học quyết tâm thi lại sau hơn 10 nămTheo đó, trẻ mầm non, học sinh các trường tiểu học, THCS, THPT, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, trung tâm ngoại ngữ - tin học, giáo dục kỹ năng sống trên toàn tỉnh nghỉ học từ ngày 1/2 đến khi có thông báo mới.
Lịch nghỉ Tết Nguyên đán của giáo viên, học sinh toàn tỉnh vẫn giữ nguyên như thông báo trước đây.
![]() |
Ảnh minh họa. |
Sở GD-ĐT Thái Bình cũng yêu cầu trong thời gian học sinh nghỉ, các cơ sở giáo dục bố trí cán bộ, giáo viên, nhân viên trực trường; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch bệnh Covid-19 theo hướng dẫn của các cơ quan chức năng.
Theo ông Hiển, trong khoảng thời gian học sinh nghỉ học, các nhà trường vẫn sẽ tổ chức dạy học trực tuyến để đảm bảo kiến thức và kế hoạch năm học.
Như vậy, đến nay, đã có 4 tỉnh, thành gồm Quảng Ninh, Hải Dương, Hải Phòng và Thái Bình cho toàn bộ học sinh trên địa bàn nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Thanh Hùng
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ vừa ký công văn gửi các Sở GD-ĐT về việc chủ động điều chỉnh kế hoạch dạy học, ứng phó với dịch Covid-19.
" alt=""/>Thái Bình cho toàn bộ học sinh nghỉ từ ngày 1/2 phòng chống dịch Covid